HỘI THẢO “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC KH&CN LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM THAM GIA ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN”

Thứ sáu - 03/11/2023 10:40 219 0
HỘI THẢO  “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC KH&CN LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM  THAM GIA ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ  TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN”
Chiều ngày 5/10/2023, tại Hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tây Ninh (Liên hiệp Hội Tây Ninh) tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp về cơ chế chính sách phát huy vai trò của trí thức KH&CN Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng nông thôn”. Đến dự và chủ trì Hội thảo có PGS.TS Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và Bà Dương Thị Thu Hiền - Chủ tịch Liên hiệp Hội Tây Ninh. Tham dự còn có lãnh đạo Liên hiệp Hội 11 tỉnh, thành phố phía Nam và các Hội thành viên thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Tây Ninh.
nongthon
Chủ trì Hội thảo
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, TS. Ngô Thị Thanh Quý- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh 3 khía cạnh; chính sách của nhà nước đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ (CGCN) nói chung và vùng nông thôn nói riêng; Thực tiễn triển khai các hoạt động ứng dụng và CGCN; Phát huy vai trò trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia ứng dụng, CGCN tại các vùng nông thôn.
Về phương diện chính sách, thời gian qua Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến sự phát triển KH&CN. Với chủ trương “KH&CN là quốc sách hàng đầu”, Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách nhằm bảo đảm phát triển KH&CN, trong đó có những chính sách liên quan đến việc huy động các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ KH&KT tham gia vào ứng dụng và CGCN, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Về phương diện thực tiễn, việc chuyển giao KH&CN được triển khai qua nhiều chương trình, dự án. Sau một khoảng thời gian thực hiện, đã có nhiều hiệu quả đạt được như: hàng nghìn dự án được triển khai với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, đã chuyển giao được hàng nghìn lượt công nghệ sản xuất, huy động hàng nghìn các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ KH&KT tham gia, đào tạo hàng vạn kỹ thuật viên… Một định hướng quan trọng có ý nghĩa quyết định để hoàn thành nhiệm vụ phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp nằm ở việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định: đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng và phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược của giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045. Chuyển giao công nghệ đang trở thành nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.
nguyenvanlai
ThS. Nguyễn Văn Lai - Giám đốc Trung tâm KH&CN Tây Ninh
(Hội viên tập thể thuộc hệ thống LHH Tây Ninh) trình bày tham luận tại Hội thảo.

 
Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy việc CGCN trong nông nghiệp tại các địa phương đang gặp nhiều khó khăn: còn thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ huy động xã hội đối với nguồn nhân lực KHCN cho nông thôn; chưa có các cơ chế, chính sách đầy đủ cho sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuyển giao KHCN cho xây dựng nông thôn; thiếu cơ chế chính sách chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan trong việc chuyển giao KHCN cho nông thôn; thiếu cơ chế, chính sách phát triển số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chuyển giao KHCN cho xây dựng nông thôn…
Về phát huy vai trò trí thức KH&CN Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại các vùng nông thôn; hiện nay Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tập hợp được 2,2 triệu trí thức KH&CN trên cả nước, trong đó có nhiều chuyên gia hàng đầu ngành ở nhiều ngành khoa học khác nhau, tập trung ở các hội ngành LHH địa phương và các hội ngành toàn quốc. Đây là một tiềm năng lớn đối với việc thực hiện ứng dụng chuyển giao KHCN. Tuy nhiên, thực tiễn các cơ chế, chính sách liên quan đến huy động đội ngũ trí thức thuộc hệ thống LHHVN tham gia vào hoạt động ứng dụng CGCN tại các vùng nông thôn lại chưa toàn diện, chưa hoàn thiện, không đồng bộ và thiếu hệ thống. Vì vậy, việc đề xuất cơ chế, chính sách phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong xây dựng có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 6 báo cáo tham luận của Liên hiệp Hội các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Gia Lai, ĐakLak, Tây Ninh (ThS. Nguyễn Văn Lai - Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh) xoay quanh các vấn đề: Đánh giá thực trạng trí thức KH&CN thuộc các LHH địa phương, LHHVN tham gia ứng dụng, CGCN tại các vùng nông thôn hiện nay; Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách, phát huy vai trò trí thức KHCN thuộc các LHH địa phương; Đề xuất cơ chế, chính sách phát huy vai trò trí thức KH&CN thuộc LHH địa phương ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong xây dựng và phát triển nông thôn...
Trên cơ sở các ý kiến tham luận, các đề xuất từ LHH các địa phương, LHH VN sẽ tổng hợp và đề xuất lên Chính Phủ trong thời gian tới.
                                                                                                                                          Ngọc Hoà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây