Mô hình nuôi ba ba - phát triển kinh tế ở một điểm dân quân liền kề

Chủ nhật - 18/07/2021 22:43 67 0
Ba ba nuôi ở gia đình anh Lê Hữu Hòa
Ba ba nuôi ở gia đình anh Lê Hữu Hòa
           Ba ba là mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Các món ăn được chế biến từ ba ba là những món ăn hấp dẫn, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ba ba không chỉ là một loài động vật có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có rất nhiều tác dụng bồi bổ và chữa nhiều bệnh. Do đó, rất nhiều hộ nông dân đã chọn nuôi ba ba là một phương pháp làm giàu.
          Mô hình nuôi ba ba bằng xi măng có giá thành cao hơn xây hồ đất, nhưng lại được lợi về lâu dài, thời gian sử dụng lâu, an toàn hơn hồ đất và đỡ công hơn rất nhiều. Trước khi thả Ba Ba xả nước ra hết rồi dùng bàn chải cọ rửa thành hồ cho bớt độ nhám, sạch sẽ rồi mới bơm nước mới vào cho đầy trở lại. Thả lục bình, rau mát, rau muống. Bãi tắm, máng ăn, mái che cho Ba Ba phải chu dáo, kiểm tra an toàn mới thả Ba Ba (ánh nắng, ánh sáng chiếu 2/3 mặt hồ trong ngày). Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi tương đối ổn định, ít biến động, giá bán bình quân 250.000đ/kg, dao động từ 230.000đ/kg đến 300.000đ/kg
          Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Châu có HTX  Dịch vụ - sản xuất Thủy đặc sản Tân Hòa nuôi ba ba, đang có 11 hộ nuôi ba ba. Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để nuôi ba ba thành công, người nuôi cần chú ý phòng bệnh bằng việc quản lý tốt nguồn nước, tránh không để nước bị ô nhiễm, quản lý tốt lượng thức ăn không để dư thừa, định kỳ bổ sung, phối trộn các chất khoáng, vi-ta-min vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho ba ba; đồng thời, thường xuyên theo dõi và kiểm tra ba ba nuôi, nếu thấy có dấu hiệu nhiễm bệnh thì cần có phương án điều trị ngay để tránh lây lan ra cả ao.
          Ở chốt Biên phòng Mít Mọi xã - Tân Đông, huyện Tân Châu, anh  Lê Hữu Hoài là một trong những gương điển hình làm kinh tế nơi đây. Bằng mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng, với số lượng 4.000 con. Hiện tại, mỗi ngày cho ăn 3 cử cá (khoảng 30kg/ngày) và 1 cử cám thức ăn hỗn hợp 5kg; ba ba nuôi có tăng trưởng được nâng lên rõ rệt, kích thước đạt đường kính 10cm, trọng lượng khoảng 400g/con sau 3 tháng nuôi.
          Theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai trẻ Hoài tham gia chiến đấu bảo vệ Biên giới và được bầu làm chốt trưởng; Anh cùng đồng đội cống hiến hết mình cũng như cùng bà con địa phương phát triển nền kinh tế. Không chỉ hoàn thành tốt công tác, anh cùng gia đình thử nghiệm mô hình phát triển kinh tế mới. Những tháng cuối năm 2020, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh nhằm giúp cho các hộ dân quân liền kề có điều kiện nuôi ba ba tiếp cận kỹ thuật nuôi và sự hướng dẫn của trạm Khuyến nông huyện Tân Châu, tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; tạo điều kiện cho các hộ có khả năng sản xuất tập trung xa khu dân cư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
          Tiếp nhận kiến thức đã được tập huấn, anh quyết định thực hiện mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng. Nhờ những đồng vốn ít ỏi tích cóp nhiều năm, anh mua gạch về xây bể xi măng trên chính mảnh đất ở của gia đình được Quân khu 7 xây dựng tại Điểm dân cư liền kề chốt Dân quân biên giới.
Chia sẻ về cách thức nuôi ba ba, anh nói: “Ba ba rất dễ nuôi, thức ăn đều có sẵn ở địa phương. Từ những con ốc nhỏ, rau bèo đến cá nhỏ… tất cả đều chủ động được. Chỉ cần chịu khó, đi ra khe mương, rãnh suối là có thể kiếm được thức ăn cho ba ba và bổ sung thức ăn hỗn hợp. Tuy nhiên, việc vệ sinh chuồng trại là rất quan trọng, ba ba sống chủ yếu trong môi trường nước lạnh nên vào ngày hè phải thay nước liên tục”.
          Anh Hoài là một trong những chiến sĩ tiêu biểu của địa phương. Gia đình anh có mong muốn ra bám biên lao động sản xuất, phát triển kinh tế, không chỉ đồng hành cùng các lực lượng chức năng bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội ở nội địa. Mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng của gia đình anh đã giúp cuộc sống gia đình thay đổi rõ rệt. Không những thế, đây cũng là một trong những gương điển hình về làm kinh tế trên địa bàn biên giới cho người dân học tập và làm theo. Việc thay đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ trong chăn nuôi đã thật sự hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Đây cũng là một trong những mô hình nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, có kinh tế phát triển, theo hướng hiện đại, phù hợp.
                                                                                                   Kiêm Phượng
                                                                               (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây