Liên hiệp Hội Tây Ninh tổ chức Tọa đàm đóng góp ý kiến phản biện dự thảo Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và hỗ trợ hàng tháng đối với sinh viên, giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024-

Thứ ba - 27/02/2024 23:26 31 0
Thực hiện nhiệm vụ Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội (TV, PB&GĐXH) năm 2023; sáng ngày 19/02/2024 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Tây Ninh tổ chức Tọa đàm phản biện dự thảo Nghị quyết Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và hỗ trợ hàng tháng đối với sinh viên, giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2024-2030. Tham dự buổi Tọa đàm có các thành viên nhóm chuyên gia phản biện, lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Sở Tài chính Ủy ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh, Hội đồng Nhân dân tỉnh. Bà Dương Thị Thu Hiền - Chủ tịch Liên hiệp Hội Tây Ninh chủ trì buổi tọa đàm.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, lao động nữ trong độ tuổi sinh sản ở các khu công nghiệp, khu kinh tế càng cao, số học sinh mầm non tăng nhanh do đó chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non được chú trọng, trong đó mục tiêu tăng tỷ lệ huy động học sinh mầm non ra lớp; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy trẻ ngày càng cao, đã tạo được lòng tin phụ huynh, nhân dân đưa trẻ ra lớp; hầu hết các tỉnh đều thiếu giáo viên nên nguồn tuyển dụng giáo viên mầm non hiện nay đều chuyển dịch đến nơi có điều kiện thu hút chính sách đãi ngộ cao, nguồn lực đào tạo tại địa phương không đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non tại tỉnh trong thời gian khá dài chưa được khắc phục. Nguyên nhân chính được xác định là chế độ đãi ngộ cho giáo viên mầm non còn thấp; công việc giáo viên mầm non nhiều phải thực hiện ba chức năng: chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, vừa phải làm đồ dùng dạy học, hoạt động phong trào, thời gian làm việc của giáo viên mầm non từ 9-10 giờ/ngày…; vì thế nhiều giáo viên tốt nghiệp và ra trường đã tìm việc làm khác; số giáo viên mầm non nghỉ việc ngày càng nhiều. Công tác tuyển dụng giáo viên ở các địa bàn vùng sâu, biên giới khó thực hiện, đa số đăng ký tuyển dụng chỉ tập trung ở khu vực có điều kiện thuận lợi. Theo Luật Giáo dục, từ năm học 2024-2025 sẽ tiếp tục phổ cập giáo dục mẫu giáo 3-4 tuổi, do đó sẽ tiếp tục thiếu giáo viên mầm non nếu như không khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo dự thảo Nghị quyết trình UBND tỉnh xem xét chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non.
Tại buổi Tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Liên hiệp Hội Tây Ninh (Phản biện 1); Tiến sĩ Kim Thị Hạnh- Ủy viên Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh (Phản biện 2) cùng các thành viên nhóm chuyên gia đã đi sâu đóng góp nhiều ý kiến thiết thực về đối tượng hỗ trợ; mức hỗ trợ; thời gian hỗ trợ; sự cần thiết của Nghị quyết; Cơ sở pháp lý; Sự tương quan về chính sách đối với các đối tượng cùng tính chất; sự rõ ràng, chính xác, khoa học của văn bản; công tác xã hội hóa trong giáo dục; đặc biệt là sự cần thiết phải có Nghị quyết chung về chính sách cho ngành giáo dục Tây Ninh theo tinh thần Chỉ thị Số 14/CT.TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 của Tỉnh ủy Tây Ninh.
Các ý kiến tọa đàm, phản biện sẽ được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổng hợp trình UBND, góp phần vào các căn cứ xem xét, chỉ đạo, phê chuẩn Nghị quyết.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây